Cách đăng ký điện thoại ở Nhật diiho.com

Các bạn khi qua Nhật rất muốn đăng ký điện thoại nhà mạng để sử dụng, nhưng do một số lý do như tiếng Nhật kém, sợ người Nhật sẽ không thể hiểu bạn nói gì và họ sẽ thêm nhiều dịch vụ vào khiến bạn chịu một khoản phí lớn khi sử dụng. Tuy nhiên đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm mà thông qua bài viết này mình mong sẽ giúp cho các bạn tự tin hơn trong việc giao tiếp với nhân viên của nhà mạng nhé.
Trước khi viết bài này, thì mình xin nói về trình độ tiếng Nhật của mình chỉ xấp xỉ N6 có khoảng 15 bài/ trong tổng số 25 bài từ vựng tiếng Nhật N5 trong sách Minano Nihongo, và mình cũng từng đi đăng kí vừa cho mình và cho bạn mình ở các nhà mạng Au, Softbank, Docomo, Y!mobile, UQ, nên mình xin chắc chắn với các bạn một điều. Đi đăng ký điện thoại ở nhà mạng không cần nhiều tiếng Nhật nhé!. Lý do vì sao thì mình xin phép được nói bên dưới.

Tại sao đăng ký lại không cần nhiều tiếng Nhật?.
Theo thống kê năm vừa rồi thì tổng số người nước ngoài ở Nhật là 2,47 triệu người, và đang có chiều hướng gia tăng, trong các nước đến Nhật thì Trung Quốc và Việt Nam là nằm trong top đông nhất, vậy khi số lượng người nước ngoài đông thì đòi hỏi các dịch vụ tiện ích ở Nhật sẽ có nhiều người nước ngoài tới đăng ký sử dụng. Vậy rào cản lớn nhất đối với dịch vụ dành cho người nước ngoài là ngôn ngữ, và người Nhật không dễ gì không hiểu điều này, nên họ sẽ thay vì nói tiếng Nhật với người nước ngoài, thì họ sẽ học thêm một cách giao tiếp mới là ngôn ngữ cơ thể với vẽ hình và kí hiệu. Với bản thân mình khi đi đăng ký thì mình xin chắc chắn là mình sử dụng khá ít tiếng Nhật và chủ yếu là hiểu nhau qua cách vẽ hình và ký hiệu. Các trình tự đăng ký sẽ diễn ra giống như bên dưới.

Về thủ tục cần chuẩn bị.
Trước tiên là thủ tục, các bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau đây:
Hộ chiếu, Thẻ ngoại kiều, Thẻ ngân hàng (Bất kể ngân hàng gì, nếu có thẻ tín dụng thì càng tốt).

Các bước đăng ký thủ tục.
1. Đến trực tiếp cửa hàng đăng ký (Au,  Softbank, Docomo, Y!mobile, Au), gặp nhân viên và sẽ nói rằng: 
- SIMMU TO KETAIDENWA TOROKU SHIMASU (đăng ký sim và điện thoại).
Nếu bạn chỉ đăng ký sim thì SIMMU TOROKU SHIMASU (đăng ký sim).
Còn các bạn chuẩn mạng về thì nói từ nhà mạng nào KARA nhà mạng muốn đến MADE NORIKAE MASU (chuẩn mạng từ.. đến...).

2. Nhân viên sẽ cho mình một mẫu đơn đăng ký và yêu cầu mình ngồi đợi, hoặc có một số cửa hàng với thủ tục nhanh chóng sẽ cho phép mình đăng ký luôn.
Lưu ý: Nếu bạn chuẩn mạng thì họ sẽ hỏi cái mã số MNP, cái này thì hơi khó để mình giải thích cách lấy thông qua bài viết này.

3. Nhân viên sẽ yêu cầu mình cho họ xem thẻ ngoại kiều, để xem thời gian còn hiệu lực của thẻ có đáp ứng đủ điều kiện đăng ký của nhà mạng không.

4. Đây là bước quan trọng nhất, họ nói về các dịch vụ mình muốn đăng ký vì mình là người nước ngoài nên nhân viên họ sẽ trình bày qua văn bản hay vẽ hình cho mình hiểu, họ sẽ viết số tiền hàng tháng phải trả vào giấy, hay sẽ khoanh tròn số tiền trong mẫu giấy có sẵn cho mình dễ hình dung. Bạn không nên HEY vội mà phải hỏi lại một lần nữa để xác định các gói mình đăng ký có đúng với yêu cầu mong muốn của mình hay chưa?.
- DATA MAISTUKI IKURA DESU KA? (số tiền hàng tháng về gói sử dụng data là bao nhiêu?). 
Bạn nên hỏi thêm gói có giá thấp nhất là bao nhiêu nhé.
DATA ICHIBAN YASUI IKURA DESU KA? (tiền gói data thấp nhất là bao nhiêu?).
Nhân viên sẽ hiểu câu hỏi của bạn ngay chứ không có vấn đề gì với họ cả, họ thường sẽ dùng giấy phác thảo các gói cước data cho các bạn biết từ thấp tới cao, bạn chọn gói bao nhiêu tiền thì nói với họ nhé.
- DENWA MAISTUKI IKURA DESU KA? (số tiền gọi điện thoại là bao nhiêu?).
Các bạn thông thường sẽ chọn gói thấp nhất để đỡ tốn chi phí vì đa số các bạn đăng ký là sử dụng data, lâu lâu mới gọi. 
Nhận viên họ cũng vẽ một phác đồ về giá các cuộc gọi và giải thích thông qua hành động hoặc hình vẽ, thông thường nhà mạng nào cũng có gói gọi từng nào trả tiền từng đó là thấp nhất, hoặc là gói gọi miễn phí từ 5 đến 10 phút. Việc của bạn là chọn gói mình cần mà thôi.
- Nếu bạn đăng ký điện thoại kèm theo của Au, Softbank, Docomo, thì nên hỏi trước về số tiền phải trả cho cái điện thoại nhé.
KETAI 1KAI IKURA HARAI MASU KA? (số tiền thanh toán 1 lần cho điện thoại?).
Nhận viên họ cũng sẽ nói hoặc ghi rõ trong hợp đồng cho bạn thấy chứ không phải là giấu diếm hay mờ ảo gì cả. Khi đăng ký điện thoại di động thì sẽ có kèm theo một gói bảo hiểm nha, bạn cũng nên hỏi rõ là bao nhiêu tiền?. HOKEN IKKAGETSU IKURA DESU KA? (Bảo hiểm bao nhiêu tiền một tháng?).
- Chốt một lần cuối thì bạn phải xác nhận tổng số tiền một lần nữa trước khi đăng ký.
MAITSUKI ZEMBU IKURA HARAI MASU KA? (thanh toán tất cả mỗi tháng là bao nhiêu tiền?). 
Nhận viên họ sẽ thống kê tất cả vào hợp đồng rồi họ sẽ tô màu chú thích số tiền mỗi tháng hoặc viết ra giấy cho bạn nhìn thấy.
Ngoài các dịch vụ kể trên thì các bạn không nên chọn bất cứ dịch vụ nào kèm theo, mọi thứ khác nếu nhân viên cho xem, thì bạn cứ nên hỏi là gì? và cảm thấy tốn tiền thêm thì cứ nói IRANAI (không cần).

5. Đến phần này thì tất cả sẽ như nhau, họ sẽ yêu cầu hình thức thanh toán của các bạn, các bạn có thể chọn thanh toán qua thẻ ngân hàng, và đưa thẻ cho họ rồi nhấn mật khẩu để họ có thể rút tiền từ tài khoản của bạn.

6. Nhập 4 số mã pin của tài khoản. 
- Tất các các dịch vụ điện thoại của Nhật, khi đăng ký sẽ yêu cầu nhập mã pin gồm 4 số, số này khá là quan trọng và bạn nên bảo mật nó kỹ lưỡng để sau này còn đăng ký tài khoản, hay nâng cấp máy...vv.

7. Đến đây thì các bạn đợi sim điện thoại thôi.

Kết luận
Thực ra việc đăng ký là vô cùng đơn giản (chỉ cần trình độ N6) và các bạn được hỗ trợ đầy đủ từ nhân viên bán hàng của các cửa hàng (có nhiều cửa hàng còn có nhân viên người Việt hoặc có tổng đài là người Việt trong trường hợp bạn không hiểu thì sẽ được nhờ để phiên dịch). Trừ trường hợp các bạn không đủ điều kiện để đăng ký thôi, ngoài ra không có vấn đề gì mà các bạn phải e dè hay sợ sệt hết. 

Cách đăng ký điện thoại ở Nhật diiho.com

Thông qua bài viết ngắn gọn này mà hi vọng các bạn mạnh dạn bước chân tới cửa hàng và đăng ký, chúc các bạn làm điều đó thành công như mình đã làm...